CUNG CẤP MÁY HÚT BỤI CÔNG NGHIỆP CHO NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI TP.HCM
NGÀNH XI MĂNG DỰ BÁO TIẾP TỤC GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN TỚI
Mất cân đối cung cầu vẫn là câu chuyện chưa hết nóng của ngành xi măng. Vấn đề này còn đáng lo ngại hơn khi những tháng gần đây, kênh xuất khẩu liên tục sụt giảm, tiêu thụ nội địa gần như dậm chân tại chỗ, trong khi chi phí sản xuất tăng cao, đe doạ lớn đến hoạt động của nhiều nhà máy xi măng.
Tổng công suất thiết kế hiện nay của ngành Xi măng là 107 triệu tấn/năm. Nhờ ứng dụng công nghệ, điều chỉnh tỷ lệ phụ gia, có thể sản xuất thêm hơn 20 triệu tấn nữa, trong khi tiêu thụ xi măng nội địa 3 - 4 năm nay chỉ khoảng trên dưới 60 triệu tấn/năm.
Công suất lớn, nhưng tiêu thụ nội địa hạn chế, xuất khẩu hơn 45 triệu tấn/năm, nhưng cả 2 kênh này đang bị suy giảm do tiến độ các dự án đầu tư xây dựng chậm được triển khai, riêng xuất khẩu đã giảm trên 23% so với cùng kỳ do các thị trường lớn đều giảm nhập khẩu xi măng, clinker từ Việt Nam.
Rủi ro chính đối với nhu cầu xi măng Trung Quốc trong năm 2022 là sự suy yếu của lĩnh vực bất động sản dân dụng, vốn chiếm 30 - 35% tổng tiêu thụ xi măng của quốc gia này, kéo theo lượng clinker, xi măng xuất khẩu của Việt Nam suy giảm theo, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNdirect nhận định.
Ông Nguyễn Hoàng Vân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn thừa nhận, ngành Xi măng đang đối mặt khó khăn khi cung vượt xa cầu, dẫn đến tình trạng cạnh tranh rất khốc liệt cả về địa bàn, giá cả, số lượng.
Riêng tại Thanh Hóa, có hơn 10 dây chuyền xi măng đang hoạt động, công suất trên 23 triệu tấn. Trong đó, nhà máy Xi măng Vicem Bỉm Sơn có công suất trên 5,5 triệu tấn, nhà máy Xi măng Long Sơn có công suất 7,5 triệu tấn, nhà máy Xi măng Công Thanh có công suất 6 triệu tấn, nhà máy Xi măng Nghi Sơn có công suất 4,5 triệu tấn…
Năm 2021, xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker đạt kỷ lục kể từ khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu, với gần 46 triệu tấn, ước đạt 1,9 tỷ USD, là mức ngoại tệ lớn nhất từ trước tới nay thu về từ xuất khẩu xi măng. Nhưng với tình hình của năm 2022, xuất khẩu sẽ hụt hơi trên chục triệu tấn. Tình trạng dư cung và cạnh tranh gay gắt trong ngành Xi măng dự báo vẫn tiếp diễn trong giai đoạn 2022 - 2025.
Theo ông Phạm Đức Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Nghi Sơn, với quy mô công suất lớn như hiện tại, thị trường nội địa có hạn, trăn trở rất lớn của ngành Xi măng sắp tới là làm sao đẩy mạnh được xuất khẩu, tìm kiếm thêm thị trường mới. Song việc xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn, khi chính sách ở mỗi nước khác nhau, nhiều thị trường áp dụng những hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu vào nước họ.
Mặc dù dư cung lớn, bán hàng nội địa lẫn xuất khẩu đều gặp khó, nhưng tương lai nhiều dự án xi măng có công suất lớn đang đầu tư và tiếp tục xin đầu tư. Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2022 sẽ có thêm 3 dây chuyền xi măng (tổng công suất gần 10 triệu tấn/năm) đi vào hoạt động, gồm dự án Xi măng Xuân Thành 3 (4,5 triệu tấn), dự án Xi măng Long Thành (2,3 triệu tấn), dự án Xi măng Long Sơn 4 (2,5 triệu tấn). Riêng dự án Xi măng Đại Dương 1, công suất trên 2 triệu tấn đáng lẽ vận hành cuối năm nay, nhưng đã lùi hạn hoàn thành sang năm 2023. Như vậy, cuối năm nay, công suất ngành Xi măng sẽ đạt gần 117 triệu tấn.
Đáng chú ý, 3 dây chuyền mới được đặt tại Hà Nam và Thanh Hóa - hai tỉnh có công suất thiết kế lớn nhất Việt Nam, qua đó càng làm tăng mức độ cạnh tranh tại khu vực miền Bắc.
Ngành Xi măng đang tiếp tục dư cung ở quy mô lớn hơn, khi từ năm 2019 đến nay không còn quy hoạch ngành nữa, việc xét duyệt chủ yếu do địa phương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ. Cần phải xem xét lại việc thực hiện quy hoạch, cấp phép cho các dự án xi măng.
Nguồn: ximang.vn (TH)
MÁY HÚT BỤI CÔNG NGHIỆP XỬ LÝ Ô NHIỄM BỤI XIMĂNG - GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ VẬN HÀNH VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN HIỆN NAY.
Nhà máy sản xuất xi măng đều phát sinh một lượng lớn bụi mịn và độc hại. Bụi này lắng xuống và bám trên tất cả các bề mặt của nhà máy, đe đoạ nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất cũng như môi trường. Đặc biệt, bụi xi măng gây tổn hại đến sức khoẻ người lao động khi tiếp xúc lâu dài. Vì vậy, để thu gom và xử lý triệt để bụi xi măng, nhiều nhà máy sản xuất xi măng đã sử dụng máy hút bụi công nghiệp. Việc ứng dụng máy hút bụi công nghiệp xử lý bụi xi măng mang lại hiệu quả sản xuất cho doanh nhiệp và an toàn sức khoẻ cho người lao động.
LỢI ÍCH KHI DÙNG MÁY HÚT BỤI CÔNG NGHIỆP TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG
- Giảm chất thải phát tán ra môi trường, đồng thời tái sử dụng các nguyên liệu rơi vãi từ dây chuyền sản xuất.
- Giảm thời gian dừng máy sản xuất, giúp tăng sản lượng. Bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị giúp tăng tuổi thọ, độ bền của dây chuyền sản xuất. Tiết kiệm chi phí thay thế phụ tùng.
- Môi trường làm việc trong lành, giảm các nguy cơ ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và bệnh về đường hô hấp do tiếp xúc với bụi xi măng trong quá trình làm việc.
- Giảm các sự cố bất ngờ, tiết kiệm chi phí vận hành và nâng cao năng suất lao động.
PACIFIC-VIETNAM là nhà phân phối chính thức máy hút bụi công nghiệp Delfin - Italy tại thị trường Việt Nam. Các dòng máy hút bụi công nghiệp Delfin được thiết kế đặc biệt chuyên dụng cho ngành sản xuất xi măng như: DM3EL, DG70EXP, DHV,...